Hội Nhóm Cổ Vũ Việt Nam

Ngóng từng phút đợi giờ bóng lăn

Sát giờ G, không khí bóng đá càng trở nên sôi động. Tại Hà Nội, TPHCM và nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã tràn ngập cờ hoa, băng rôn, biểu ngữ rực rỡ sắc đỏ. Tất cả chỉ chờ tiếng còi khai cuộc.
Hà Nội nhiều dịch vụ "ăn theo" trận chung kết tăng vọt
Cái lạnh giá của mùa đông không thể ngăn nổi trái tim nhiệt huyết của người hâm mộ thủ đô trước trận chung kết tối nay. Người hâm mộ đang ngóng đợi từng phút, từng giây và đặt trọn niềm tin các cầu thủ U23 thân yêu sẽ đem về chiếc Cup vô địch SEA Games 25  




Hà Nội rộn ràng sắc đỏ trước giờ G

Anh Mạnh Hà (Kỹ sư một công ty xây dựng ở Trung Hòa Nhân Chính) vui vẻ: “Tôi và nhóm đồng nghiệp trong công ty tận dụng thời gian làm việc suốt buổi trưa để buổi chiều kết thúc công việc sớm và đi tụ tập tại quán cà phê bóng đá. Tôi tin ĐT Việt Nam sẽ chiến thắng, U23 Việt Nam sẽ trở thành nhà vô địch tại SEA Games 25!”


Các quán bia, nhà hàng, cà phê bóng đá trên phố Đặng Văn Ngữ, xung quanh khu vực hồ Đắc Di, đường Tô Hiệu, Ngọc Khánh, Kim Liên Mới, Bà Triệu, Phố Huế… đã chuẩn bị sẵn sàng không gian tường thuật trực tiếp trận chung kết với những màn hình ti vi cỡ lớn, máy chiếu và chật cứng bàn ghế…






Hàng quán "đua nhau" mở dịch vụ xem truyền hình trực tiếp bóng đá
trận chung kết Việt Nam - Malaysia


Khắp phố phường, rất nhiều nhà dân, hàng quán, ô tô, taxi treo cờ Tổ quốc, biểu ngữ cổ vũ cho ĐT Việt Nam, thậm chí người hâm mộ còn dự đoán kết quả cho trận chung kết chiều nay với tỷ số Việt Nam: 3 - Malaysia: 1…


Trước giờ G, các dịch vụ “ăn theo” trận chung kết tăng lên vòn vọt, đơn cử là: cờ to có giá 50.000đ, cờ nhỏ 30.000đ, 15 - 20.000 đồng/băng rôn in chữ “Việt Nam vô địch”, cờ và hình trái tim dán mặt 10.000/chiếc…
“Vốn góp được vài trăm và lấy “hàng” ở Hàng Đào, chúng em đã bán cờ, băng rôn, biểu ngữ từ hôm U23 Việt Nam thắng Singapore ở bán kết, kinh doanh lấy lãi là 1 chuyện nhưng chủ yếu là chúng em có dịp thể hiện lòng tự hào dân tộc và lòng tin yêu với ĐT Việt Nam” - Vĩnh Qúy (sinh viên ĐH Kinh tế, ĐH Quốc Gia Hà Nội) chia sẻ 



Một kết quả "mỹ mãn" được cổ động viên Hà Nội dự đoán
Hồi hộp và háo hức là cảm giác chung của cổ động viên trước Hà Nội trước khi U23 Việt Nam bước vào vận hội lịch sử.
17h chiều nay, cuộc “chạm trán” giữa U23 Việt Nam và Malaysia sẽ diễn ra tại sân vận động Quốc gia Lào. Trước giờ G, hàng triệu trái tim người hâm mộ Việt Nam đang hướng tới các cầu thủ thân yêu và đặt niềm tin tuyệt đối U23 Việt Nam sẽ mang “vàng” về cho Tổ quốc trong đêm nay 


TPHCM đang chờ cơ hội  để ra đường ăn mừng

Tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM, ngay từ sáng nay đã có nhiều người hâm mộ đến hỏi mua vé vào xem trận chung kết giữa U23 Việt Nam - U23 Malaysia nhưng phòng vé cho biết sẽ bán vé vào lúc 15h chiều. Nhân viên bán vé cho biết, sẽ có 15.000 vé được bán ra. Lý giải về việc Nhà văn hóa Thanh niên chỉ bán vé trước khi trận đấu diễn ra 2 tiếng đồng hồ, một nhân viên quầy vé cho biết là nhằm để ngăn chặn tình trạng một người mua nhiều vé sau đó bán lại với giá “cắt cổ” cho những người đến trễ.
Phe vé bắt đầu hoạt động bên ngoài Nhà văn hóa. (Ảnh: Công Quang)
Tất cả sẵn sàng chờ giờ bóng lăn. (Ảnh: Vân Sơn)

Có thể nói, “chảo lửa” sôi động nhất tại TPHCM chính là KTX ĐHQG TPHCM (P.Linh Trung, Q.Thủ Đức). Các sinh viên đang rất hào hứng đón chờ trận đấu diễn ra. Ai cũng ngập tràn niềm tin tuyển Việt Nam sẽ đoạt cúp Vô địch.

Ông Tăng Hữu Thủy - Phó Giám đốc KTX ĐHQG TPHCM cho biết, để phục vụ cho hơn 10.000 sinh viên xem trận chung kết, KTX đã mở tivi chiếu trực tiếp bóng đá tại 15 dãy nhà của KTX. Tại sân nhà A6, một màn hình 300 inch đã được dàn dựng để sinh viên xem và cổ vũ cho tuyển U23 Việt Nam. Ngoài ra, tại 4 quán café wifi trong khuông viên KTX đều trang bị 4 màn hình lớn cũng để phục vụ sinh viên xem trận chung kết này.
Cácbạn sinh viên tranh thủ bán băng rôn, cờ cổ động cho các cổ động viên. (Ảnh: Công Quang)
Nhiều bạn trẻ kéo đến NVH Thanh niên mua vé xem trận chung kết bóng đá nam

Không khí trước giờ  bóng lăn tại TPHCM rất hào hứng. Các bạn sinh viên sôi nổi chuẩn bị cờ, hoa, trang phục hóa trang để cổ vũ cuồng nhiệt. Các văn phòng, công sở đều dàn xếp để nhân viên về sớm hoặc bố trí tivi xem trực tiếp tại cơ quan…

Để đảm bảo an toàn giao thông, Phòng CSGT đường bộ công an TPHCM đã bố trí lực lượng toàn ngành tham gia điều tiết giao thông. CSGT, cảnh sát cơ động… đã sẵn sàng trực chiến tại các tuyến đường “nóng” để đánh “bão”.
Đà Nẵng rạo rực từ sáng sớm

Không khí đón chờ trận chung kết chiều nay đã rạo rực từ sáng sớm. Đâu đâu cũng náo nức đợi giờ phút chiến thắng. Khắp các ngả đường lớn trong trung tâm thành phố như Lê Duẩn, Phan Chu Trinh, Hùng Vương… tràn ngập sắc cờ đỏ sao vàng và những tấm băng rôn, ruy băng, cờ cầm tay chói lọi hy vọng “Việt Nam vô địch” . Các gian hàng di động bày bán khẩu hiệu, băng rôn và cả áo pull sắc đỏ in hình sao vàng chạy tràn vào các chợ lớn như chợ Hàn, chợ Cồn…
Cả người mua lẫn người bán đều háo hức

Một số cổ động viên “khấy động” tinh thần bóng đá tại chợ Cồn

Dù bận chở khách nhưng anh tài xế này vẫn không quên hưởng ứng tinh thần vì thể thao

Người Đà Nẵng cũng như người dân cả nước đang háo hức chờ giây phút các tuyển thủ U23 Việt Nam làm nên lịch sử Seagame của Việt Nam trên đất bạn Lào. Cả những chiếc taxi chạy quanh thành phố hôm nay cũng hân hoan treo cờ đỏ sao vàng. Chủ đề chung của những cuộc chuyện trò từ đầu ngày hầu như là “Chiếc cúp vàng Seagame bao nhiêu năm chờ đợi gần lắm tay với của các tuyển thủ Việt Nam”.
Thành Vinh "nóng" trước giờ bóng lăn
Thành phố Vinh hai ngày nay mưa lớn cộng thêm không khí lạnh tăng cường nhưng vẫn không thể ngăn cản nổi dòng người ùa ra đường cổ vũ cho các cầu thủ Việt Nam. Thành Vinh hôm nay sôi động từ sáng sớm, bất chấp cơn mưa 
Ngay từ sáng, khắp các nhà hàng, quán cà phê, mọi nẻo đường đều căng băng rôn chúc mừng đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng. Nhiều nhà hàng đã lắp thêm tivi màn hình lớn phục vụ cho trận chung kết chiều nay. Trên các nẻo đường có thể thấy bóng dáng những chiếc xe máy, ô tô được "nhuộm" đỏ màu cờ với sao vàng. 
Những chiếc xe đã sẵn sàng cho trận chung kết 
Huế nhộn nhịp trước giờ bóng lăn


Từ sáng ngày 17/12, không khí buôn bán ở TP Huế  đã trở nên sôi nổi. Trận chung kết đã “kích thích” không ít người tham gia, chủ yếu là các tiểu thương, thanh niên.

5 gian hàng chuyên bán cờ, áo, băng rôn tại gần cổng chính chợ Đông Ba tràn ngập màu đỏ. Chị Hiền, một người bán ở đây cho biết “Chị bán không vì thu nhập. Nhưng do người mua nhiều nên chị phải trữ hàng cả 10 ngày này”. Chị không giấu nổi niềm đam mê, cứ cầm áo có ngôi sao vàng là hét vang: “Mua áo đi bà con ơi, ủng hộ cho Việt Nam đi. Việt Nam vô địch, Việt Nam vô địch”
Cười hết cỡ với lá cờ đẹp trên mặt



Chồng giúp vợ đeo băng vô địch

Tại cà phê  Lotus đường Nguyễn Thái Học đã bỏ 20 tivi đủ loại lớn nhỏ cho dân ghiền xem đá bóng. Đây là quán có số lượng tivi nhiều nhất tại Huế vào mỗi dịp Sea Games, World Cup, Euro. Minh, nhân viên bàn vừa chùi vội mồ hôi nói “tụi em phải tăng cường ghế ra ngoài sân không thôi khách vô đông như tối trước là chỉ còn cách đứng coi”

Cả thành phố Huế đang rộn ràng chuẩn bị cho giờ bóng lăn.

Cần Thơ: Náo nhiệt từ đầu chiều

Không khí trước giờ “G” tại Cần Thơ bắt đầu náo nhiệt từ khoảng 14h chiều nay. Dọc các tuyến đường chính đều có chung một màu đỏ chói “màu cờ tổ quốc”.

Ghi nhận của PV Dân trí tại các tuyến đường Nguyễn Trãi, Đại lộ Hòa Bình, đường 30/4, Mậu Thân, Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Cừ, đường 3/2…đã có sự sôi động của màu cờ sắc áo. Hàng chục điểm bán cờ Tổ quốc, áo cầu thủ, băng đeo, băng rôn được bày bán dọc các tuyến đường 

Trong khi đó hàng trăm quán cà phê ở các tuyến đường lớn, nhỏ cũng đã sẵn sàng từ trưa nay để chờ đón người hâm mộ đến xem, cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam 



Cờ, kèn, băng rôn được bày bán từ lúc 2h chiều tại nội ô Cần Thơ






Các quán cà phê đều đã sẵn sàng chờ đón khán giả đến xem và cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam. (Ảnh: Huỳnh Hải)




Trong trường ĐH Cần Thơ, Ban giám hiệu dành Hội trường lớn mở  màn ảnh chiếu rộng mấy chục in cho sinh viên xem. Chỉ  mới 15h đã có hàng trăm sinh viên đến để chuẩn bị tinh thần cổ vũ cho các cầu thủ U23.

Một điểm bán quần áo ở Mậu Thân có thể nói nhộn nhịp hơn cả bởi ngoài bán các loại cờ,  áo thì còn treo cả một băng rôn với dòng chữ “50 năm có một ngày- Việt Nam vô địch” to tướng đã gây sự chú ý người đi đường 
Theo Nhóm PV-dep2u.com


Sinh viên có “1001” chiêu cổ vũ và kinh doanh “ăn theo” trái bóng tròn



Mặc dù 7h30’ tiếng còi khai cuộc trận đấu giữa Việt Nam và Myanmar mới cất lên nhưng từ 6h chiều, dòng người các nơi đã hối hả đổ về sân Mỹ Đình. Khắp các đường phố đều rực một màu đỏ với những cờ đỏ sao vàng, băng rôn, biểu ngữ…nhất là trên tuyến đường Lê Đức Thọ gần sân Mỹ Đình. Từ những em nhỏ với băng rôn trên đầu: “Việt Nam vô địch đến những sinh viên, những người cao tuổi đến những du khách nước ngoài cũng đến cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam với những câu nói tiếng Việt: “Tôi yêu Việt Nam, Việt Nam chiến thắng”… Tất cả đã tạo lên một không khí bóng đá sôi động mà lâu rồi chúng ta mới được chứng kiến.



Không chỉ các cổ động viên sôi động mà những bạn sinh viên cũng tất bật với công việc “kinh doanh” tranh thủ của mình. Trên tay các bạn đủ thứ nào là băng rôn, khẩu hiệu, cờ Tổ quốc, áo đỏ sao vàng…mỗi chiếc cờ Tổ quốc có giá khoảng 40 – 50 ngàn đồng, mỗi chiếc áo Việt Nam cũng có giá tương tự, mỗi chiếc băng rôn có giá từ 5 đến 10 ngàn đồng, trống , kèn … Có bạn ra các ngã tư, các tuyến đường chính để kinh doanh, có những bạn lại chọn các trung tâm văn hóa , các địa điểm trình chiếu bóng đá ngoài trời , còn có bạn thì kinh doanh ngay tại khu ký túc xá , sân trường của mình , mỗi bạn mỗi kiểu , nhưng bạn nào cũng hồ hởi và vui vẻ với việc thử súc của mình . Tuy công việc “kinh doanh” dù có bận rộn những có lẽ đây cũng là cách mà các bạn sinh viên cổ vũ và dành tình yêu cho đội tuyển Việt Nam.


Dù ai cũng bận rộn với những công việc của mình nhưng tất cả mọi người đều dành cho bóng đá, cho đội tuyển Việt Nam một tình yêu mến đặc biệt. Không phụ lòng người hâm mộ, chiến thắng 7-1 trước các cầu thủ Myanmar là món quà đầu tiên mà những Minh Phương, Tài Em, Anh Đức, Vũ Phong… và cả ông thầy người Bồ dành tặng cho người hâm mộ. Sau chiến thắng này, trên các nẻo đường của Hà Nội là rực rỡ cờ đỏ sao vàng của những cổ động viên ăn mừng chiến thắng của đội nhà.


Vẫn biết con đường phía trước để bảo vệ ngôi vương Đông Nam Á còn nhiều gian nan nhưng trong thâm tâm tôi cũng như hàng triệu trái tim người Việt Nam, đều chung một niềm tin và cũng là lời cầu chúc: Việt Nam vô địch. 
(sưu tầm)

Cờ kèn, băng rôn mừng chiến thắng "cháy" hàng trước giờ G

 Dù đã chuẩn bị vài vạn cờ, áo và băng rôn nhưng nhiều nhóm các bạn sinh viên đã cháy hàng. Các quán café bóng đá cũng nô nức chuẩn bị cho trận chung kết Seagame giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Malaysia diễn ra chiều tối nay (17/12).

 

Nhiều người bán lẻ tranh thủ nhập hàng để bán lại kiếm lời.

Băng rôn nhỏ có ghi chữ Việt Nam vô địch được bán buôn với giá 16.000 đồng/chục, tăng 4.000 đồng/chục so với vài ngày trước. Cờ nhỏ dán mặt có giá bán buôn 6.000 đồng/chục.

Sau khi mua đi bán lại, cờ và băng rôn đội giá lên vài lần.


Trao đổi với chúng tôi, Mai, sinh viên năm thứ 3 trường Thương Mại cho biết, em cùng mấy người bạn thân góp tiền mua 500 chiếc băng rôn, 300 cái kèn và khoảng 200 cờ các loại,  để tối nay bán.




“Bọn em vừa muốn kiếm thêm ít tiền vừa muốn làm cho vui để cổ động đội tuyển chiến thắng”, Mai hồ hởi nói.




Chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn đồng, nhiều sinh viên và những người bán lẻ có thể tranh thủ kiếm lời cả vài triệu đồng. Một chiếc băng rôn mua buôn có giá 1.500 đồng/chiếc có thể được bán lại với giá từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/chiếc, thậm chí có nơi có thể bán với giá 20.000 đồng/chiếc. Cờ dán mặt có giá chưa đầy 1.000 đồng/chiếc cũng được bán với giá 5.000 đồng/chiếc. Còn đối với các loại cờ, kèn thổi cũng được đội giá lên gấp ba hoặc gấp hai. Do niềm vui chiến thắng , thêm phần mỗi người chỉ mua 1, 2 cái , nên cổ động viên vẫn vui vẻ bỏ tiền mua để hòa chung với dòng người cổ vũ .




Không chỉ các cửa hàng bán cờ mới kiếm lời trong dịp này, các quán café bóng đá cũng nhộn nhịp chuẩn bị cho tối nay.


Chị Hằng, chủ quán café bóng đá ở đầu Cầu Giấy cho biết, rút kinh nghiệm từ hôm bán kết, hôm nay chị chuẩn bị lượng bia, hoa quả gấp 5 lần ngày thường.


“Hôm trước, tôi chuẩn bị bia và hoa quả ít quá nên chẳng có đủ mà phục vụ khách nên hôm nay rút kinh nghiệm”, chị Hằng cho biết.

 Teen "đứng lề" mùa SEAS Games


Mỗi khi mùa bóng đá Sea Games đến là y một số teen lại có việc làm parttime khá hấp dẫn: đứng trên lề đường bán cờ và băng rôn cổ vũ đội nhà 


Theo như chia sẻ của cô bạn M (trường PT), một teen chuyên “đứng lề” vào những mùa bóng đá SEA Games thì phải can đảm một tí, mạnh mẽ một tí mới có đủ khả năng đứng trên lề đường bán cạnh tranh với nhiều học sinh, sinh viên khác. Không chỉ bị giành khách, đôi khi nhiều teen bán xong sớm còn bị hiểu lầm là…gái đứng đường. Tuy nhiên, càng làm thì lại càng “chai” mặt và những chuyện cỏn con ấy xem như chẳng đáng gì so với thu nhập kiếm được hàng đêm khá “khủng” có thể chi tiêu cho những món phí của sinh viên quê xa nhà hoặc dành mua một món gì đó phục vụ cho công việc học tập, thậm chí có bạn còn có thể thu nhập đủ sắm cho mình di động,máy vi tính.... .. M cho biết một đêm nếu “trúng” có thể thu vào gần 500k, đêm nào Việt Nam thắng “đậm” còn “khủng” hơn nhiều. 




Cũng nhờ công việc “đứng lề” này mà nhiều teen được xem “bão” trực tiếp và cũng có lắm lúc thót tim vì những tay “quái xế” lượn lờ ngang trước mặt. T (trường NH) cũng là một nhân “đứng lề” có thâm niên hơn 2 năm chia sẻ mỗi khi đến mùa bóng đá thì anh chàng lại lấy cờ và băng đeo từ người bà con ngoài chợ rồi mang ra đường đứng bán, có khi là ngay các ngã tư hoặc công viên, nói chung vừa kiếm thêm thu nhập vừa giúp mọi người có thêm công cụ để cổ động tinh thần đội nhà thì còn gì vui bằng. 


Mặc dù biết rằng thu nhập của một “đứng lề” tuổi teen cũng khá cao nếu trúng những ngày đội tuyển Việt Nam thắng lớn thế nhưng teen nên hết sức cảnh giác. Trong những ngày này luôn có tình trạng nhiều người kéo nhau đi “bão” nên hãy cẩn thận nếu không muốn trở thành nạn nhân của các “tay đua tử thần”. Anh bạn có nickname Honzani chia sẻ: “Một đứa bạn của mình hôm rồi suýt mất mạng vì mãi mê lo tràn xuống đường đứng bán mà không chú ý một nhóm thanh niên đang phóng xe tới với tốc độ chết người. Cũng may là tránh kịp vô lề nếu không chỉ vì đi làm thêm mà thiệt mạng thì chắc chắn không hay chút nào!”...
Kenny Sang

Đường phố tưng bừng sau chiến thắng của ĐT Việt Nam 

Tuy đội tuyển U-23 Việt Nam chưa vô địch nhưng với chiến thắng (3-1) quan trọng trước U-23 Malaysia, đội tuyển của thầy trò HLV Calisto chắc chắn giành một suất vào bán kết ở SEA Games 25 này. 

 Ảnh minh họa
 Người dân Sài Gòn đổ ra đường ăn mừng chiến thắng của U-23 Việt Nam

Vì thế ngay sau tiếng còi kết thúc trận đấu của trọng tài, những tiếng reo hò mừng rỡ của các cổ động viên báo hiệu cho một đêm “không ngủ” ở Sài Gòn.

Bắt đầu 19 giờ, dòng người với cờ đỏ, băng rôn, tràn ngập trên mọi nẻo đường chính. những âm thanh gầm rú, bóp còi inh ỏi, rộn ràng của những chiếc xe máy. Những chiếc tù và, tiếng kèn được thi nhau thổi lên làm náo nhiệt tại các con đường mà dòng người đi qua.

Đến 19 giờ 30 dòng người càng lúc càng đông, cả một "rừng" xe máy dài gần một cây số bám đuôi nhau cùng hát vang bài ca chiến thắng.

Tại TP.HCM, dọc theo các tuyến đường như Cách mạng tháng 8, Điện Biên Phủ, Hoàng Văn Thụ, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Minh Khai,… rực rỡ cờ hoa được bày bán. Giá mỗi lá cờ tổ quốc khoảng từ 30.000 đồng – 90.000 đồng, băng rôn quấn đầu 10.000 đồng, cờ tay khoảng 20.000 đồng nhưng cũng rất đắt khách.

Tuy nhiên, một số CĐV quá khích đã lợi dụng việc ăn mừng để tụ tập đua xe tại một số tuyến đường lớn như Quốc lộ 1A, Hùng Vương, Công viên 23/9 (Quận 1) nhưng khi các lực lượng CSGT chốt chặn thì hành vi này đã được ngăn chặn.


 Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa



Nguồn :Hoàng Khánh (ảnh: An Bang)-baomoi.com.vn

Cổ vũ SEA Games kiểu... sinh viên

Co vu SEA Games kieu... sinh vien
Sinh viên cổ vũ bóng đá trong hội trường.
- Nhịn ăn sáng để mua băng-rôn, cờ, trống; năn nỉ "gãy lưỡi" để được vẽ quốc kỳ miễn phí lên má; âm thầm, háo hức dõi theo diễn biến từng sự kiện qua phương tiện truyền thông… đó là cách cổ động giản dị nhưng không kém phần sôi động của hàng triệu sinh viên Thủ đô. Hội trường lớn các trường… vỡ tung vì bóng đá
Những ngày này, vào bất kỳ một trường ĐH nào hỏi thăm, bạn cũng sẽ nghe sinh viên xúm xít bàn tán đủ mọi thứ chuyện xoay quanh bóng đá. Bóng đá khiến sinh viên quên ăn, quên ngủ, đôi lúc sơ sểnh luôn cả chuyện "sôi kinh nấu sử"; bóng đá cũng giúp họ xích lại gần nhau hơn trong vai trò, tư thế những CĐV thiện chí.
Để thoả lòng hâm mộ bóng đá của gần 13.000 sinh viên của mình, trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã tổ chức hẳn hai điểm trình chiếu: một ở Hội trường lớn Nhà Văn hoá, hai ở trước khoảng sân rộng của KTX bằng màn hình lớn 300inc. Tuy đã lường trước sự quá tải, song lực lượng "cầm chịch" là Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên cũng nhiều phen toát mồ hôi trước sức cổ vũ đáng... sợ của đội ngũ sinh viên trong trường. Rộng là thế mà Hội trường Nhà Văn hoá dường như muốn nổ tung trước sự hò reo của hàng nghìn con người cùng một lúc. Nguyễn Trần Hoà, cán bộ chuyên trách đoàn trường kể: Để chuẩn bị cho sinh viên chào đón SEA Games, ngoài việc tổ chức màn hình lớn để sinh viên được cùng nhau xem đá bóng tại trường, trước đó, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên của cũng đã tổ chức các chương trình giao lưu giữa sinh viên với doanh nghiệp để thông qua chương trình, thử nghiệm sự hiểu biết cũng như kiến thức nền của sinh viên về SEA Games. Điều đó phần nào đã chuẩn bị cho họ tâm lý háo hức trước sự kiện thể thao trọng đại này và sẵn sàng làm bất cứ điều gì mà BTC SEA Games yêu cầu, điều động.
Không "may mắn" như sinh viên Trường ĐH Kinh tế, sinh viên các trường ĐH khác trên địa bàn Hà Nội đành chọn cho mình cách cổ động giản dị nhất: "lôi kéo" các thành viên cùng phòng, cùng lớp đến những địa điểm có màn hình chiếu lớn đặt tại trung tâm thành phố như Cung Văn hoá Hữu Nghị, Nhà Văn hoá HS SV hay kéo sang xem ké trường bạn. Anh Nguyễn Quốc An, Phó Bí thư Đoàn trường ĐH Ngoại thương tiếc rẻ cho biết: Văn phòng Đoàn bọn anh có đề nghị Ban Giám hiệu (BGH) cho phép chiếu trên màn hình lớn để phục vụ sinh viên xem bóng đá ngay từ vòng loại, song rốt cuộc, BGH chỉ cho phép chiếu từ trận bán kết trở đi nên sinh viên tạm thời phải chịu khó "xem chay" tại nhà ăn trong ký túc xá...
Không có nhiều xe máy để gầm rú, lách lượn, sau mỗi trận đấu, sinh viên ký túc ở các trường thường thắt vội ruy băng vào trán, khoác cờ trên lưng, nắm tay nhau ào ra đường, tràn sang trường khác, tạo nên một làn sóng người hàng hàng lớp lớp cổ vũ cho đội tuyển bóng đá Việt Nam. Nhìn qua cách hô khẩu hiệu, ánh mắt hân hoan, khuôn mặt rạng rỡ của họ, ai cũng dễ dàng nhận biết, đây là cách cổ vũ riêng biệt chỉ có ở sinh viên.
Tranh thủ quảng bá SEA Games mọi nơi, mọi lúc
Chưa một lần ra đường nhập vào dòng người cuồn cuộn đổ về hồ Hoàn Kiếm reo mừng chiến thắng cho đội tuyển bóng đá, song Trần Phương Thúy, sinh viên lớp Nhật 3, Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội cũng "yêu" SEA Games không kém bất kỳ một người nào khác. Gặp Thúy tại khuôn viên sân trường giữa lúc cô đang say sưa bình luận về chiến thắng của tuyển bóng đá Việt Nam trước đội bạn Indonesia với hai cậu bạn, tôi được biết: Hàng ngày, Thúy cùng các bạn nữ cùng phòng ở kí túc vẫn thường dõi theo mọi "nhất cử nhất động" trong công tác chuẩn bị chào đón SEA Games của Việt Nam, say sưa xem các trận đá bóng trước ngày khai mạc tại nhà ăn tập thể của trường. Thúy kể: lắm lúc em cũng muốn lao ra đường sau mỗi trận đấu bóng của Việt Nam nhưng rồi lại nghĩ, đâu phải cứ như vậy mới là cổ vũ SEA Games. Với sinh viên bọn em, không thiếu gì cách để trở thành một CĐV nhiệt tình, hữu ích. Thấy tôi tò mò muốn biết đó là những cách gì, Thúy hóm hỉnh: Nhờ có "vốn" ngoại ngữ, bọn em tranh thủ mọi cơ hội để quảng bá SEA Games, giới thiệu biểu tượng trâu vàng cho bạn bè quốc tế, khách du lịch ngoại quốc mỗi khi có dịp.
Thúy cho biết thêm: \'\'Cách đây không lâu, một sinh viên Nhật hỏi em rằng, thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 22 với thế mạnh đặc biệt nào, môn nào khả quan hơn cả… Lúc đó, em trả lời rằng, thế mạnh của đoàn thể thao Việt Nam là tinh thần đoàn kết, gắn bó, trung thực và đầy quyết tâm trong thi đấu. Còn môn thi đấu khả quan ư, đó chính là bóng đá, wusu, Pencat Silat, các môn thể thao bơi lội, bắn súng…\'\'.
Cùng một cách thức cổ vũ tương tự, Chu Văn Tuyển, lớp BK 25, K48, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vui vẻ cho biết: Vì đang ôn thi nên em chỉ dám tranh thủ thời gian cổ vũ cho đội tuyển bóng đá. Đây chị xem, vừa nói, Tuyển vừa chìa ra tờ 1.000 đồng trần tình: Hôm qua mải mê cổ động cho đội tuyển bóng đá Việt Nam, đến khi chắc thắng, em ào theo đám bạn ra đường xem mọi người diễu hành reo mừng. Sướng đến mức quên luôn cả… bữa tối, giờ mới phải đi kiếm mì tôm về lót dạ.
Ngay trong trận đấu Việt Nam gặp Indonesia, Đặng Thị Hương Hà, sinh viên năm thứ 4 Học viện Ngân hàng thì nài nỉ cô bạn ở cùng: Tí nữa Việt Nam mà thắng, tau với mi ra đường cổ vũ đi. Mai tau thi môn "tư tưởng" nên chỉ đi được 1 tiếng đồng hồ thôi. Ra đường, mua lá cờ, dải băng cổ vũ, đằng nào thì khi Việt Nam thắng Thái Lan (Hà nói bằng giọng chắc nịch của miền Trung), tau cũng phải đi reo hò bằng được.
Đánh trống, reo hò đến... lạc giọng
Đó là hình ảnh các CĐV thiện chí mà tất cả những người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã từng có dịp chứng kiến qua màn ảnh nhỏ. Người ta chỉ biết có một rừng cờ, rừng băng rôn, biểu ngữ rực đỏ một góc khán đài, lẫn trong tiếng trống, tiếng reo hò đến lạc giọng của hàng trăm CĐV thiện chí mà ít người biết rằng, để làm được điều đó, hơn 300 CĐV đến từ Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và ĐH Xây dựng đã phải miệt mài tập luyện trong 4 ngày, nhẩm thuộc lòng từ cách đánh trống tạo sóng đến nội dung reo hò, cổ vũ cho đội tuyển nước nhà trước khi "xung trận".
Vẫn chưa hết cảm giác lâng lâng, vui sướng, Xuân Hải, CĐV thiện chí Trường ĐH Kinh tế Quốc dân háo hức kể lại: Bọn em được CLB những người hâm mộ bóng đá Việt Nam "tài trợ" miễn phí tất cả các vật dụng phục vụ cho việc cổ động: từ cờ to, cờ nhỏ; từ áo đỏ sao vàng, khăn chít đầu đến băng rôn, biểu ngữ, trống... Việc còn lại là làm thế nào để khi vào sân, bọn em tạo được làn sóng cổ động hừng hực khí thế cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam. Thật khó tưởng tượng nổi cảm giác trên sân lúc đó, đầu óc em căng như dây đàn, lồng ngực chỉ chực nổ tung vì vui sướng, tay dập trống liên hồi.... Vui nhưng mệt đến nỗi, khi rời SVĐ, bọn em chỉ thiếu nước... bò về nhà. Sờ được mép giường là lăn ra ngủ quên chết.
Có phải tập luyện không mà mọi người cổ động nhịp nhàng, ăn ý thế? - không nén được tò mò, tôi hỏi. Hải vui sướng tiết lộ: Tất cả đều theo tiếng trống. CĐV bọn em có tất cả 12 chiếc trống, đánh liên hồi suốt mấy tiếng đồng hồ thi đấu. Khác với những người phất cờ, giương băng rôn, biểu ngữ, tay trống bọn em không lúc nào được ngơi nghỉ vì dừng một cái là "phong trào" cổ động rơi vào cảnh "rắn mất đầu" ngay. Chị có để ý cách cổ động theo làn sóng ở khán đài không? Khi em đánh trống liên hồi, đều cả hai tay là tạo sóng, đánh ba nhịp ngắt một là hô khẩu hiệu, đánh dồn dập, gấp gáp liên hồi là đứng ào lên dâng sóng lớn, reo hò cổ vũ... thú vị lắm chị ạ. Các nhà tài trợ gọi cách cổ vũ này là kiểu cổ động chuyên nghiệp.
Sau mỗi lần cổ động, nhiều bạn trong nhóm CĐV thiện chí bọn em không nén được vui sướng, "tít tít" hàn huyên: Sau này, khi đã ra trường, làm cha, làm mẹ, chúng mình sẽ kể cho con cháu nghe chuyện ngày hôm nay, rằng: được tham gia cổ động thiện chí cho đội tuyển bóng đá nước nhà tại SEA Games 22, do Việt Nam lần đầu tiên tổ chức, là niềm hạnh phúc, vinh dự lớn lao và là điều may mắn nhất trong cuộc đời sinh viên của bố mẹ.
  • Nguyệt Minh
Việt Báo (Theo_VietNamNet) 


Cộng đồng mạng đỏ rực màu cờ trước trận VN - Malaysia
"Theo thông tin đài khí tượng thủy văn, một cơn bão sẽ tràn vào VN lúc 17h tối 17/12. Đề nghị bà con chuẩn bị chống 'bão'. Ai có trống dùng trống, ai có nồi, niêu, chảo... cứ dùng" là thông điệp được truyền đi trên mạng hôm nay.
Đội tuyển bóng đá Việt Nam đang đứng trước cơ hội để giành huy chương vàng tại Sea Games 2009 và cư dân Internet cũng háo hức rủ nhau treo cờ cổ vũ. Ngoài ra, các giai thoại, truyện cười cũng được biến tấu cho hợp với không khi náo nức của người hâm mộ. Chẳng hạn:
"Ngày 17/12/2009, Beckham, Kiatisak và Thanh Bình mơ lên thiên đàng. Beckham hỏi Chúa:
- Chúa ơi, bao giờ nước Anh vô địch World Cup?
- 20 năm nữa con ạ. - Chúa nói.
Kiatisak cũng hỏi:
- Khi nào Thái Lan vô địch Asian Cup?
- 100 năm nữa. - Chúa trả lời.
Thanh Bình toát mồ hôi hỏi:
- Thế còn ngày Việt Nam vô địch Sea Games?
Chúa mỉm cười đáp:
- Hẹn gặp con chiều nay nhé
".
Không khí 'nóng' từ status trên Yahoo Messenger... Ảnh: Đinh Đức Tiến.
... tới các chữ ký trên diễn đàn Game Thủ.netPDAViet.net...
... cũng như các avatar trên LinkhayZooZ.
Trong cả những blast đầy sôi động của mạng xã hội 1280.com...
... và trên Facebook.
Châu An- Vnexpress.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét