Lượm Lặt

Lời khuyên từ người giàu thứ 2 trong lịch sử thế giới

Andrew Carnegie (1835 - 1919) được biết đến là ông Vua Thép, là người giàu thứ 2 trong lịch sử thế giới cho đến giờ. Những lời khuyên của ông vẫn rất giá trị cho doanh nhân ngày nay.

Ông đứng thứ 3 trong danh sách 25 người có tầm nhìn xa trông rộng nhất thế giới, và đứng thứ 14 trong danh sách 25 doanh nhân đã phá vỡ các quy tắc để thành công.
Andrew Carnegie, người Mỹ gốc Xcốt-len, là nhà tư bản công nghiệp, doanh nhân và cũng là một nhà hảo tâm. Ông thành lập công ty thép Pittsburgh’s Carnegie và sáp nhập các công ty thép khác để tạo dựng một đế chế. Những năm 1890, Carnegie là tập đoàn công nghiệp lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất trên thế giới, còn Andrew Carnegie thường được nhắc đến là người giàu thứ 2 trong lịch sử thế giới (và nếu không kể lạm phát, thì ông vẫn là người giàu thứ 2 trên thế giới cho đến nay).
Vậy, doanh nhân ngày nay có thể học được điều gì từ thành công của ông vua ngành thép?
1. Luôn giữ thái độ tích cực
“Tâm tính vui vẻ còn đáng giá hơn cả tài sản. Những người trẻ tuổi nên biết rằng tâm tính là thứ có thể nuôi dưỡng mà thành; rằng đầu óc cũng như cơ thể có thể bỏ chỗ tối mà đến chỗ sáng. Hiếm nơi nào ít có tiếng cười mà lại có được thành công. Hãy nghĩ rằng bạn đang đứng trước ngưỡng cửa của sự thành công tột bậc, cả một tương lai sáng sủa, vinh quang đang chờ đợi bạn. Hãy cố gắng đoạt lấy nó! Đoạt lấy!”
2. Tin vào bản thân mình
“Những ai không thể tự thúc đẩy bản thân hẳn sẽ hài lòng với những thứ tầm thường, bất kể tài năng của họ có kiệt xuất đến thế nào. Siêu quyền lực chỉ có thể đạt được bằng cách lúc nào cũng giữ cho mình một mộng tưởng thầm kín, rằng mình sinh ra là để kiểm soát mọi vấn đề. Hãy nghĩ rằng bạn đang đứng trước ngưỡng cửa của sự thành công tột bậc, cả một tương lai sáng sủa, vinh quang đang chờ đợi bạn. Hãy cố gắng đoạt lấy nó! Đoạt lấy!”
3. Đừng thỏa hiệp
“Đạo đức của sự thỏa hiệp là một thứ mâu thuẫn. Thỏa hiệp là dấu hiệu của sự nhu nhược, của sự chấp nhận thất bại. Người ta nói: người đàn ông mạnh mẽ không thỏa hiệp, và các nguyên tắc cũng không được phép đem ra thỏa hiệp.”
4. Là người đến trước
“Người đến trước sẽ được viên ngọc trai, còn người đến thứ hai sẽ được cái vỏ trai. Hãy đặt mục tiêu là vị trí cao nhất”
5. Là người giỏi nhất
“Và đây là điều kiện quan trọng nhất để thành công, một bí mật vĩ đại: hãy dành riêng sự tập trung năng lượng, suy nghĩ và vốn liếng cho những việc mà bạn thực sự gắn kết. Bắt đầu đi trên một con đường, kiên quyết đấu tranh đến cùng trên con đường đã chọn, trở thành người dẫn đầu; chấp nhận mọi sự cải thiện, có được máy móc thiết bị tốt nhất, và phải hiểu biết nhiều nhất trong lĩnh vực đó. Thành công hiện hữu ở bất cứ ngóc ngách nào trong cuộc sống lao động của nhân loại. Luôn luôn có những vị trí đỉnh cao cho bạn theo đuổi. Hãy tập trung năng lượng, tâm trí và vốn liếng… Người đàn ông thông minh sẽ đặt mọi quả trứng anh ta có vào trong một chiếc giỏ và trông chừng nó.”
Thu Thủy http://biz.cafef.vn
Theo TTVN/Young Entrepreneur

Sinh viên phải biết làm giàu


Theo Quách Tuấn Khanh, Giám đốc Trung tâm huấn luyện Thành công và Hạnh phúc, nếu không muốn thành những kẻ ăn mày, sinh viên (SV) phải tích cực, chủ động học cách làm việc, kiếm tiền, để thành công nối thành công, làm giàu ngay trên ghế giảng đường.

Đại học Nông Lâm TP.HCM vừa qua chật cứng SV đến tham dự diễn đàn “Thành công kết nối kết thành công” và “Làm giàu thời hội nhập”.

3 chuyên gia tư vấn bao gồm: Quách Tuấn Khanh - Giám đốc Trung tâm huấn luyện Thành công và Hạnh phúc, Phạm Uyên Nguyên - cố vấn cao cấp của Vina Capital, Ngô Xuân Dũng - Giám đốc Ngân hàng quốc tế VIB Bank, một hội trường chật cứng SV đến từ các khoa khác nhau tham dự diễn đàn “Thành công kết nối kết thành công” và “Làm giàu thời hội nhập” chung một mục đích: Muốn biết làm sao để… giàu, nối thành công đến thành công!

Bạn muốn mãi là kẻ ăn mày?

“Tôi gọi rất nhiều trong số các bạn ngồi đây: Các bạn SV, những kẻ ăn mày xã hội! Các bạn muốn học bằng tiền trợ cấp của bố mẹ, các bạn muốn thứ gì cũng… SV: Cơm SV, cà phê SV…, miễn học phí, giảm học phí… nên nỗi danh từ “SV” phải chuyển từ loại một cách “bất đắc dĩ” thành tính từ mang tính… bình dân nhất gắn cho các bạn là thành phần được coi là ưu tú nhất.

Bạn không tự mình kiếm tiền dù bạn dư khả năng đó, khi ra trường, đi xin việc làm, bị chê “chưa có kinh nghiệm” và bạn quay trở lại oán thán do trường và 1.001 lý do khác nữa …”, Quách Tuấn Khanh mở đầu diễn đàn.

Nắm kiến thức, chớp thời cơ, dám hành động


Một SV nam hỏi: “Em không học kinh tế, cũng không rành lĩnh vực kinh tế nhưng em muốn đầu tư chứng khoán vậy em phải làm những gì?”.

Phạm Uyên Nguyên trả lời: “Rất nhiều đại gia trong giới đầu tư chứng khoán không hề học một khóa chính quy nào về chứng khoán, và ngược lại nhiều kẻ học có nhiều bằng cấp, chứng nhận hẳn hoi nhưng gà mờ. Em cứ phải học những kiến thức cơ bản nhất và trực tiếp tham gia là con đường đến nhanh nhất nhưng tùy theo sức của mình và phải biết cầm chừng, chơi để học”.

“Em muốn bắt đầu một mạng lưới kinh doanh?”. “Hãy bắt đầu bằng những chuyến đi thực tiễn trên các vùng miền và trên… Internet”.

“Hãy trích một phần mười trong tài khoản của bạn để dành, hàng chục năm sau bạn có một gia tài” - Quách Tuấn Khanh cho ý kiến. Nhưng Giám đốc điều hành Ngân hàng VIBank Chi nhánh phía Nam Ngô Xuân Dũng phản đối: “Cuộc đời không bao lâu cứ tiêu xài cho sướng, khi cơ hội đến biết chớp lấy thì giàu không mấy chốc”. Phạm Uyên Nguyên góp ý thêm: “Phải nghĩ đến kinh tế trong bất cứ việc gì mà mình định làm kể cả tiểu luận, luận văn tốt nghiệp”.

Nên có những diễn đàn như thế

Theo Th.S Trần Đình Lý, Đại học Nông Lâm TP.HCM: “Theo định hướng của Bộ GD&ĐT, đào tạo phải gắn liền với nhu cầu xã hội, nhà trường đang và sẽ luôn quan tâm đến hoạt động hết sức có ý nghĩa cho cả các bên tham gia này (nhà trường, người học, người sử dụng lao động)”.

Ngày nay, không ít SV tự làm giàu nhưng SV “ăn bám” cũng không phải là thiểu số. Diễn đàn “Kết nối thành công” và “Làm giàu thời hội nhập” này là một hình thức tạo “thế” cho SV - những thành phần ưu tú trong thời đại công nghệ-trí tuệ ngày nay.

Mặt khác, giúp SV có hiểu biết căn bản về hội nhập kinh tế toàn cầu khi Việt Nam đã gia nhập WTO, tạo cơ hội cho SV gặp gỡ giao lưu với các doanh nhân giúp họ kịp thời nắm bắt nhu cầu của nhà tuyển dụng, đồng thời khơi dậy khát vọng làm giàu chính đáng cho bản thân và đất nước trong mỗi SV thời kỳ hội nhập.
 
Theo Tiền Phong (04/06/07)








Sinh viên kinh doanh không chỉ để kiếm tiền
Những năm tháng trọ học xa nhà, không ít sinh viên đã bôn ba kiếm tiền để vơi bớt gánh nặng cơm áo gạo tiền cho ba mẹ. Gia sư, phục vụ, phát tờ rơi, nghiên cứu thị trường… là công việc sinh viên thường chọn.

Nhưng đó là phận làm thuê. Hiện nay cách sinh viên kiếm tiền mà chính họ là “ông chủ bà chủ” đang dần phổ biến.
Sinh viên bán cho sinh viên
Không hiếm gặp những quán cà phê, nhà sách, tiệm photocopy, shop quần áo… mà chủ nhân là những bạn trẻ còn miệt mài đèn sách trên giảng đường.
Nhà sách Sinh viên Kinh tế (đối diện ĐH KHTN, Dĩ An, Bình Dương) là một ví dụ điển hình. Đây là nơi được nhiều sinh viên biết đến như điểm bán sách uy tín, chất lượng. “Ông chủ” là ba chàng sinh viên có máu kinh doanh dù ngành học không liên quan gì đến kinh tế: Nguyễn Xuân Thủy (ĐH Sư phạm kỹ thuật), Nguyễn Duy Khánh và Nguyễn Thành Chung (cùng học ĐH Giao thông vận tải).
Ngày mới chân ướt chân ráo từ Đắc Lắc lên TP.HCM trọ học, cả nhóm kiếm tiền bằng việc làm thêm thông thường như bao sinh viên khác. Thủy phục vụ nhà hàng, Khánh phụ hồ, bốc vác … Đến năm hai đại học, nhóm được chủ nhà sách Sinh viên Kinh tế sang lại quán.
Không chỉ có giáo trình, sách tham khảo liên quan đến ngành luật, kinh tế lấy gốc từ nhà xuất bản, nhóm còn kinh doanh dụng cụ học tập, vé xe buýt, sim-card điện thoại, bánh mì ngọt… Khách hàng là sinh viên nên quán thường giảm giá từ 7%-20% với sách và giáo trình. Giờ tan tầm, sinh viên thường ghé quán mua sách khiến nhiều bữa nhóm không kịp ăn cơm phải lo bán. Lắm lúc, chạy đôn chạy đáo cả ba người mà bán vẫn không kịp.Thu nhập đủ trang trải nhưng không phải lúc nào quán cũng làm ăn thuận lợi. Có tháng bị thua lỗ, phải vay mượn bạn bè chi trả tạm các khoản.
Chợ đêm làng đại học là nơi cho các bạn trẻ thử tài kinh doanh. Khoảng 5 giờ chiều, Hằng và Nam (sinh viên năm 2, ĐH KHXH&NV) chở hàng ra trước cổng trường ĐH KHTN, bắt đầu một buổi bán hàng đến 9 giờ đêm. Hàng hóa chủ yếu là dụng cụ học tập, túi đựng bút, móc trang trí điện thoại… trẻ trung, ngộ nghĩnh. Là sinh viên với nhau nên nhóm Hằng lấy giá “rất sinh viên”.
Những dịp lễ như Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, Valentine 14-2, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11... khắp mọi nẻo đường tràn ngập sắc hoa từ gian hàng của các bạn sinh viên. Thiệp “make-hand” (làm bằng tay), tranh thư pháp, sản phẩm từ nghệ thuật xếp lá dừa nước… là món hàng thú vị chính sinh viên tự làm.
“Kinh doanh đâu phải chuyện dễ”
Khi hỏi về khó khăn, Xuân Thủy chia sẻ: “Bọn mình rất cần vốn để đầu tư. Ba mẹ ở quê nghèo nên đành vay mượn bạn bè nhưng không phải ai cũng sẵn sàng cho vay. Sự cạnh tranh khốc liệt của các tiệm bán sách photo cũng làm bọn mình đau đầu. Giá rẻ gấp hai ba lần sách gốc nên sinh viên chuộng sách photo hơn. Giờ mới biết kinh doanh đâu phải chuyện dễ”. Ngày đầu bán hàng, nhiều tình huống dở khóc dở cười xảy ra bởi cả nhóm đều không phải dân kinh tế. Chẳng hạn: do không am hiểu các thuật ngữ chuyên ngành nên khi sinh viên thắc mắc một số chỗ trong sách thì nhóm đành chịu. Thậm chí nhóm không thuộc một số tên sách, nếu có người hỏi mua chỉ biết gãi đầu nói đại “sách em hỏi hết rồi” cho đỡ quê. Ai yêu cầu “ông chủ” giới thiệu sách thì “ông chủ” cũng bó tay vì mù tịt.
Khác với nhóm Xuân Thủy, Hữu Chiến là sinh viên ĐH Công nghệ thông tin nên có nhiều thuận lợi khi mở quán sửa chữa máy vi tính và thiết kế web. Công việc này giúp Chiến có thể vận dụng kiến thức trên giảng đường vào thực tế. Nhờ vậy, việc học của Chiến không những tiến bộ mà cậu còn kiếm được đồng ra đồng vào.
Kinh doanh thành công có sự đóng góp không nhỏ của hoàn cảnh. Như trường hợp của Hoàng Văn Tiến (ĐH Giao thông vận tải). Tiến từng bán cờ Việt Nam nhân trận chung kết bóng đá U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia SEA Games 25. Lúc bắt đầu trận đấu, cờ bán rất chạy. Nhưng cuối cùng, đội Việt Nam thảm bại khiến phi vụ kinh doanh của Tiến thảm bại theo.
Một số sinh viên mở quán cà phê nhưng được vài tháng thì đóng cửa vì nhiều lí do như: chủ nhân không có thời gian trông quán, khách ít, tiền thuê mặt bằng, mua nguyên liệu tăng…
Còn Hằng (ĐH KHXH&NV) ngày nào cũng phải “trông trời, trông đất, trông mây”. “Nhiều hôm đang bán phải ôm hàng chạy vô nhà dân vì trời mưa đột ngột. Sợ nhất là mấy món hàng làm bằng sắt hay bị gỉ vì thấm nước”.
Cậu bạn tôi cũng từng bán hoa nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10. Rút cuộc, cậu lỗ một triệu vì lí do khiến cả bọn cười bò: “Con trai như mình không cạnh tranh nổi cái miệng con gái”. Hoa héo chỉ còn biết đem vứt, cậu phải chạy ngược chạy xuôi vay tiền bạn bè để trả nợ.
Kinh doanh không chỉ kiếm tiền
Đối với sinh viên, kinh doanh không đơn giản để kiếm tiền. Đó là cơ hội trải nghiệm và thử sức. Môi trường kinh doanh buộc sinh viên phải tiếp xúc với nhiều người. Quá trình “làm dâu trăm họ” khiến các bạn trở nên dạn dĩ, khéo léo trong cách giao tiếp ứng xử. Đó là vốn lận lưng quý báu cho nghề nghiệp tương lai.
Trước mặt tôi là cô sinh viên nhanh nhẹn, ăn nói khéo léo. Ít ai biết một tháng trước, Hằng còn là cô bé nhút nhát, ít nói. “Lần đầu tiên bán hàng một câu chào mời khách mình cũng không biết. Nhờ những lần khách đông, bạn hỏi cái này, bạn hỏi cái kia làm mình trả lời không kịp. Lâu dần, trình độ bán hàng của mình tăng lên đáng kể”, Hằng cười.
Còn với Đình Khánh, việc đem sách tiếp thị trước hàng trăm con người là một cực hình. Nhưng đó là nhiệm vụ cậu phải hoàn thành. Lần đầu đi cùng với bạn, Khánh tạm yên tâm. Đến khi phải “tác chiến” một mình, Khánh vừa run vừa lo, lại mắc cỡ nên không dám mở miệng. “Lần ấy ra về mình nhục hết sức. Tự dặn lòng lần sau phải tự tin lên. Lần sau, lúc chuẩn bị bắt đầu, mình tự nhủ phải liều một phen thì nhà sách mới tồn tại, mới mong bán được sách. Vậy là liều. Giờ nghĩ lại thấy đó quả là kì tích”, Khánh kể trong niềm vui. Bây giờ, Khánh tự tin, dạn dĩ hẳn đặc biệt là trước đám đông.
Kinh doanh là cơ hội để sinh viên thể hiện khả năng sáng tạo, đầu óc chiến lược biết nhìn xa trông rộng, chứng tỏ bản lĩnh của mình. Hiền (SV năm 2, ĐH Kinh tế- Luật) cùng bốn người bạn hùn vốn bán hoa trong ngày 8-3. Nhóm mua hoa từ chợ Thủ Đức rồi gửi nhà bạn để bán gần trường ĐH Ngân Hàng. Hiền cho biết dù phải di chuyển hơi xa nhưng bán ở đây thuận lợi hơn ở làng đại học vì ít bị cạnh tranh.Trong nhóm bạn nào biết cắm hoa thì dạy cho các bạn khác. Rồi từ đó, nhóm sáng tạo nhiều kiểu lạ, độc đáo khiến khách hàng rất thích thú.
Nhóm Nguyễn Ngọc Mai (ĐH KHXH&NV) không chỉ bán hoa mà còn giới thiệu đến giới trẻ nghệ thuật thư pháp Việt. Nhóm nhờ người thầy dạy thư pháp của mình viết những câu châm ngôn lên thẻ tre, thanh trúc để tặng kèm lẵng hoa. Ngọc Mai bộc bạch: “Lợi nhuận bao nhiêu không quan trọng. Điều bọn mình mong muốn là có thêm nhiều sinh viên biết và yêu mến nghệ thuật thư pháp của cha ông”.
Sinh viên kinh doanh là một việc tốt cần được khuyến khích đặc biệt là đối với các bạn học ngành kinh tế. Bạn không chỉ có thêm tiền trang trải mà còn học được rất nhiều bài học thú vị làm hành trang cho mai sau. Tuy nhiên, không nên quá đam mê kinh doanh gây ảnh hưởng xấu đến học tập. Trong kinh doanh cần tính toán kĩ nếu không bạn sẽ bị “mất cả chì lẫn chài”.
(tổng hợp)

Sinh viên làm giàu

Làm giàu dường như là ước mơ của mọi người trẻ ngày nay. Nhưng để biến ước mơ đó thành sự thật nhiều sinh viên đã làm giàu ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. "Nếu đảm bảo được công việc học tập mà vẫn sớm xây dựng được sự nghiệp riêng cho mình - tại sao chúng ta không thử?" Câu nói của Đỗ Văn Hiếu (sinh1986) sinh viên khoa quản trị kinh doanh - ĐH Công Nghiệp TP.HCM! Anh đã bắt đầu khởi nghiệp từ "trưởng phòng không lương" để giờ đây anh đã có những thành công nhất định! Hiếu hiện là chủ của một website khá nổi tiếng , quản lý khu vực, chuyên viên tư vấn marketing, trợ lý tổng giám đốc....

Đối với sinh viên, Làm giàu có khó lắm không ?


Khái niệm làm giàu dường như không còn quá xa vời với Đỗ Văn Hiếu - người còn đang đi học. Anh tâm sự: "người ta thường nghĩ đến những khó khăn cụ thể như vốn, kinh nghiệm, mối quan hệ quen biết bởi vậy Khởi sự một công việc kinh doanh dường như là bất khả thi đối với nhiều bạn sinh viên".

Ông chủ "sàn trực tuyến" này đã tìm được cho mình nhiều cách rất riêng để khởi đầu ước mơ làm giàu của mình ngay từ khi còn đi học. Tận dụng những ưu thế mà thời đại mang lại như máy tính, internet phát triển, Hiếu đã giải tỏa được những rào chắn về vốn, mặt bằng - những đòi hỏi cơ bản của việc kinh doanh.

Bằng số tiền kiếm được từ việc dạy kèm, đi tiếp thị, bán hoa những ngày lễ hay làm nhân viên bán thời gian cho nhiều công ty, Đỗ Văn Hiếu đã bắt đầu có được một "chức vụ" nho nhỏ bằng cách "trưởng phòng không lương" và xây dựng "cơ ngơi" thiết kế website cho riêng mình … Ông chủ sàn trực tuyến này luôn "nung nấu" trong lòng một khát khao cháy bỏng và niềm tin thành công . Vì vậy...

Hiếu đã bắt đầu Khởi nghiệp và xây dựng mục tiêu cho cuộc đời mình từ những năm đầu đại học.

Đỗ Văn Hiếu được sinh ra trong một gia đình xóm núi của huyện Mộ Đức - Quảng Ngãi. Những ngày đầu bước vào sinh viên, Hiếu cũng đắn đo băn khoăn với nhiều khó khăn trước mắt. Nhưng với những mục tiêu và khát khao chảy bỏng để thực hiện được ước mơ, anh đã gạt đi tất cả để bắt đầu khởi nghiệp. Cái hay của ông chủ sàn trực tuyến này là đã biến nhiệt huyết, khát khao của mình thành hành động để thành công. Hiếu đã tận dụng thế mạnh của bản thân và lướt cùng xu thế thời đại để khởi đầu sự nghiệp của mình. Hơn thế nữa, Hiếu đã biết cách sử dụng mọi mối quan hệ từ bạn bè, thầy cô khi còn ngồi trên ghế nhà trường để khởi nghiệp.

Hiếu không cần phải là một tỉ phú ngay từ những ngày đầu tiên. Hiếu đã bắt đầu từ một công việc thật bình thường như phát tờ rơi, nhân viên tiếp thị hay gia sư, vừa để tích lũy cho mình một số vốn nho nhỏ, vừa để làm giàu thêm vốn sống, kinh nghiệm và cọ sát bản thân với môi trường lao động thực tế. Hiếu đã nhận ra anh đang giàu lên ngay từ trong bản chất của mình. Hiếu chia sẻ : "Bill Gates tuy là người giàu nhất thế giới nhiều năm liền, nhưng ông cũng đã khởi sự bằng vị trí lập trình viên" - công việc đơn giản nhất trong thế giới phần mềm. Thế mới biết cái thấp cao biết mấy cũng phải bắt đầu từ mặt đất.

Là sinh viên tôi phải khởi nghiệp để làm giàu như thế nào?

Hãy bắt đầu từ một công việc thật bình thường như phát tờ rơi, nhân viên tiếp thị hay gia sư

Trong mọi công việc, hãy tạo cho mình tác phong nghiêm túc, tập có trách nhiệm trong công việc của mình cùng sự trung thực, uy tín. Hãy bắt đầu sự nghiệp bằng cách làm giàu phẩm chất của mình. Bạn hãy luôn nhớ rằng, cho dù có giỏi, có tài năng đến mấy, để kiếm ra đồng tiền, bạn phải nỗ lực và đánh đổi nhiều thứ. Bạn sẽ mệt lừ khi ngồi vào bàn học, không còn thời gian thư giãn, giải trí, ngồi quán cafe tán dóc với bạn bè. Vì vậy, hãy luôn cảnh giác với những công việc được quảng cáo như không cần kinh nghiệm, không cần bằng cấp, không cần vốn, thậm chí không cần đi làm mà vẫn lãnh lương vài ngàn đô. Chính vì tâm lý muốn hưởng thụ, ngại lao động mà nhiều người đã rơi vào cái bẫy của các trò lừa lừa đảo tinh vi. Đáng buồn hơn nữa là nhiều bạn trẻ lại rơi vào cái bẫy lười biếng của chính mình như cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá, đánh mất hết uy tín bản thân khi kinh doanh không minh bạch như bán điện thoại hư trên mạng, lừa tiền qua chuyển khoản ATM...

Khởi nghiệp, làm giàu không còn là chuyện quá xa vời những cũng không dễ dàng như trở bàn tay. Thất bại là điều khó tránh khỏi. Nhưng bằng nhiệt huyết của người trẻ, bạn đừng mau chóng đầu hàng khó khăn. Hãy cứ bắt đầu từ những công việc bình thường nhất, rèn luyện những kỹ năng nhỏ nhặt nhất để bạn có được những hành tranh ban đầu trên con đường tương lai còn rất dài trước mắt.

Thành công thật sự nằm trong bàn tay và trái tim của bạn . Theo:www.vieclamsinhvien.com .



Sinh viên "làm giàu" ngày 8/3


(VTC News) - Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 là dịp kinh doanh đầy tiềm năng mà giới sinh viên không bao giờ bỏ lỡ. Theo họ, dù kinh doanh nhỏ, từ những tấm hình tự sáng tạo, con ve tự tay tết nên, hay phi xe lên các làng hoa buôn chuyến đều có lãi…
"Doanh nhân trẻ" đồng loạt ra phố
Còn 1 ngày nữa mới đến ngày 8/3, nhưng trong buổi sáng hôm nay 7/3, khi chúng tôi có mặt tại nhiều trường đại học lớn trên địa bàn Hà Nội như: Đại học Quốc gia HN, Đại học Giao thông Vận tải, Cao đẳng Mẫu giáo TW, Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn… đâu đâu cũng thấy sinh viên bày hoa ra bán phục vụ ngày 8/3.
Tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội, mới chỉ hơn 7 giờ sáng nhưng đã tấp nập các cửa hàng hoa lưu động. Mà tiểu thương mời chào khách chủ yếu là các bạn sinh viên. “Hoa hồng đẹp, bán giá đồng hạng 10.000 đồng/ bông”, giọng lanh lảnh đó là của bạn Nguyễn Thị Thu, sinh viên đại học Sư Phạm I Hà Nội tập làm kinh tế.
Sinh viên làm giàu ngày 8/3
Sinh viên đua nhau bán hoa ngày 8/3
“Em vốn có máu kinh doanh, với lại cái nghề thời vụ này không quá tốn công nhiều vốn nên cứ có dịp thế này là nhóm của Thu lại dậy từ sớm về làng hoa Tây Tựu chọn mua hoa mang về bán. Bọn em bán thế này thôi nhưng vụ làm ăn nào cũng có lãi”, Thu hồi hởi cho biết.
Bạn muốn gửi lời chúc tới người yêu, bà, mẹ, chị/ em, cô giáo, bạn bè nhân ngày 8/3? 
Hãy viết điều đó vào hộp gửi ý kiến phía dưới của bài viết, nhớ gửi đầy đủ email của bạn và email của người ấy nhé 
Lời nhắn đó sẽ được đăng tải trên VTC News và gửi đến đúng người phụ nữ thân yêu của bạn trong dịp 8/3.

Còn tại Cao đẳng Du lịch, không khí cũng tấp nập chẳng kém. 8h sáng, hoa của các bạn sinh viên bày bán đã khoe sắc chờ "thượng đế".
Đại học Luật Hà Nội, ven đường Nguyễn Chí Thanh, từng cửa hàng hoa lưu động cũng đã mọc lên từ lúc nào chẳng rõ với đủ các loại từ hoa Tây Tựu Nhật đến Đà Lạt.
Nhưng có lẽ nhộn nhịp nhất vẫn là các quầy hoa cạnh trường Cao đẳng Mẫu giáo TW I. Ở đây không khí tấp nập hơn hẳn những điểm mà chúng tôi đã qua. Mỗi hàng hoa được các bạn sinh viên bài trí rất riêng. Hoa được tết thành hình trái tim, từng bông hồng được các bạn trang trí một cách rất công phu. Tuy là những cửa hàng sinh viên nhưng tất cả đều có vẻ rất chuyên nghiệp và rất thu hút các "thượng đế".
Bội thu kinh nghiệm sống
Nguyễn Thành Chung, sinh viên năm 2 của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: "Bọn em là sinh viên, vốn không có nhiều tiền nên lời được đồng nào tốt đồng đó". Năm nào vào những ngày lễ như Valentine, 8/3, hay ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Chung và nhóm bạn của mình cũng tổ chức kinh doanh bán hoa ngay trước cổng trường cho các bạn sinh viên và ở cả khu vực gần công viên nơi có nhiều bạn trẻ lui tới.
Với Chung bán hoa vào những ngày này không phải chỉ duy nhất là mục đích kiếm thêm thu nhập mà đối với nhóm bạn của Chung thì đây cũng là một cách thể hiện khả năng kinh doanh của mình.
Sinh viên làm giàu ngày 8/3
Với Thắng, kinh doanh hoa không chỉ vì tiền...
Cùng quan điểm trên là Nguyễn Ngọc Dương, sinh viên CĐ Du lịch: "Năm nào cứ vào các ngày lễ thế này là cả nhóm gồm Thủy - CĐ Mẫu giáo Trung ương, Ngọc - Đại học Kinh tế lại tụ tập làm thành một nhóm vạch... chiến lược kinh doanh.
Cửa hàng hoa lưu động của các bạn sinh viên trên đường Hoàng Quốc Việt.
Thường thì bọn em phải có chuẩn bị cả tuần từ chuẩn bị vốn, đi thăm hoa, dò xem năm nay có những món hàng gì độc về vạch sẵn ra ngày nào bắt đầu bán, ai là người đứng quầy, ai là người bó hoa....
TIN LIÊN QUAN

Mỗi dịp như thế, nhóm của em lao động khoảng 3 ngày, mỗi đứa cũng kiếm được mấy trăm nghìn.
Ngọc thêm vào: "Tuy món tiền đó không lớn, nhưng đây cũng là dịp để cho chính bọn em tự "sát hạch" khả năng kinh doanh của mình".
Đánh quà chắc ăn hơn, không phải bỏ vốn mà lại có thu, nhóm của Thắng - sinh viên Đại học Mỹ thuật, Lâm - sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân cùng với hai người bạn đã chung vốn, lên kế hoạch về tận quê lấy cành dừa tươi, non tết thành những con dế đem khắp các cửa hàng lưu động của các bạn sinh viên khác giao hàng.
"Bọn em chỉ giao 800 đồng một con, như thế không mất công đi bán, mà con trai bán lại sợ ế thì chết" - Lâm tự hào về chiến lược kinh doanh của mình.
Ngồi bên cạnh, Thắng thêm vào: "Mình không thể kỳ kèo như các bạn nữ được. Với lại, nếu mà trưa mai, chậm nhất là chiều mai mà không bán hết được thì chỉ còn nước đem về cho héo". Thực ra, số tiền kiếm được cũng không nhiều nhưng cả nhóm xác định đây là sự thực hành, là kinh nghiệm cuộc sống..." 
Theo Thanh Phong tin247.com